Khi bố trí thép sàn phải tuân thủ nguyên tắc theo TCVN. Hạng mục này có loại sàn bản dầm và loại bản kê 4 cạnh. Vì vậy, khi bố trí thép cũng sẽ có sự khác nhau.
Trong xây dựng công trình thì bố trí thép sàn là bước rất quan trọng. Đây là yếu tố quyết định tới khả năng chịu tải trọng của kết cấu sàn. Vì vậy, khi bố trí sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc và lựa chọn cách thực hiện phù hợp. Thông tin này Nam Thịnh Phát sẽ giải đáp chi tiết ở dưới đây.
Nguyên tắc cần tuân thủ khi bố trí thép sàn
Trên cùng 1 tiết diện thì cách bố trí thép sàn sẽ phải đảm bảo được các nguyên tắc quy định ở TCVN như sau:
– Thanh thép sàn chính đảm nhận vai trò chịu lực phải đạt chiều cao làm việc tối đa. Chiều cao này được ký hiệu lả h0, tính theo khoảng cách từ phần mép bê tông chịu nén tới trọng tâm thanh thép chịu kéo.
– Lớp bê tông có nhiệm vụ bảo vệ thép sản phải có độ dày tối ưu là 15mm. Lưu ý, độ dày bê tông không được nhỏ hơn so với tiết diện của thanh thép.
– Thanh thép sàn cần được neo vào dầm theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Cụ thể, thép tròn loại trơn phải móc uốn vào dầm. Phần thép dầm vằn phải có lớp trên đủ theo chiều dài neo 30D. Cùng với đó, phần thép có vằn ở lớp dưới đạt neo 20D thép.
Nguyên tắc cần tuân thủ khi bố trí thép sàn
Các cách bố trí thép sàn đạt chuẩn
Khi xây dựng nhà ở, thép sàn sẽ được bố trí theo 2 cách khác nhau. Đó chính là:
– Thép sàn bản loại dầm: Cách này được chọn khi sàn liên kết ngàm với tường hay dầm ở 1 cạnh hay liên kết tự do/ngàm với 2 cạnh đối diện và phải chịu được tải phân bố đều. Theo đó, bản sàn chỉ chịu uốn dựa theo phương thức có liên kết. Bản chịu lực 1 phương sẽ được gọi là bản loại dầm hay bản 1 phương.
– Thép sàn bản kê 4 cạnh: Đây là cách thi công thép sàn được dùng trong trường hợp bản sàn có liên kết tự do/ngàm ở cả 4 cạnh. Tải trọng của công trình sẽ tác động lên bản sàn và truyền tới các liên kết theo 2 phương. Như vậy, bản sàn sẽ chịu uốn 2 phương và được gọi là bản kê 4 cạnh hay là bản 2 phương.
Thép sàn có 2 lựa chọn để bố trí tùy theo từng đặc điểm công trình
Thép sàn nên bố trí 1 hay 2 lớp?
Tùy theo mục đích thi công thép sàn để lựa chọn số lớp cho phù hợp. Cụ thể như sau:
– Thép sàn 1 lớp: Đây là loại thép sàn phù hợp khi công trình có sàn đơn giản được kê 2 cạnh hay tấm sàn đặt riêng lẻ ở trên nền đất. Với cách bố trí này thì sàn sẽ có đường nội lực đi theo 1 hướng nhất định.
– Thép sàn 2 lớp: Đây là cách bố trí thép sàn phổ biến ở các công trình. Nó đảo bảo kết cấu bê tông chắc chắn hơn. Bởi nội lực ở những ô sàn liên tục, phức tạp nên loại sàn 2 lớp này sẽ giúp tăng hiệu quả chịu lực cho đường xuất hiện ở trong tấm sàn và momen âm.
Khi hỗ trợ xây nhà trọn gói cho mọi khách hàng thì yếu tố bố trí thép sàn vẫn luôn được Nam Thịnh Phát cân nhắc kỹ càng. Điều này sẽ đảm bảo công trình có khả năng chịu lực tốt, ổn định và an toàn khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ NHÀ PHỐ 2025
Đơn giá thiết kế nhà phố và nhà ống là một điều rất quan trọng...
Dịch Vụ Xây Dựng Vũng Tàu – Xây nhà trọn gói Vũng Tàu
Xây nhà là một trong những quyết định quan trọng trong cuộc đời, vừa là...
Pickleball Là gì? Giá Thành Thi Công Sân Pickleball
Pickleball là môn thể thao thú vị và phát triển, ngày càng phổ biến tại...
Dịch Vụ Xây Nhà Trả Góp: Giải Pháp Hữu Hiệu Cho Giấc Mơ An Cư
Giới Thiệu Chung về Dịch Vụ Xây Nhà Trả Góp Khái niệm dịch vụ xây...
Giới Thiệu Nhà Phố Hiện Đại 2025 – Xu Hướng, Tính Năng và Lợi Ích
Năm 2025, xu hướng thiết kế nhà phố hiện đại đang phát triển mạnh mẽ...
Báo Giá Xây Nhà Cấp 4 Trọn Gói Năm 2025
Nam Thịnh Phát xin gửi bảng báo giá xây nhà cấp 4 trọn gói 2025....
Báo Giá Thi Công Sân Pickleball Chi Tiết 2025
Giới thiệu Pickleball, một môn thể thao kết hợp giữa tennis, badminton và ping-pong, đang...
Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Sang Trọng: Đỉnh Cao Của Sự Đẳng Cấp
BIệt thự mang lại sự quý phái, sang trọng và đẳng cấp. Hôm nay, Nam...