Mỗi ngôi nhà sẽ có những vấn đề và hiện trạng khác nhau. Vì vậy, khi cải tạo nâng tầng nhà phố, nhà thầu sẽ dựa vào từng đặc điểm của mỗi căn nhà để đưa ra phương án cải tạo nâng tầng phù hợp. Sau đây Nam Thịnh Phát sẽ chia sẻ đến bạn các phương thức nâng phổ biến được các kỹ sư dùng nhiều trong thi công.
Các hình thức sửa chữa nâng tầng nhà phổ biến
1. Nâng tầng không cần gia cố cột và móng
Áp dụng
Nhà phố đã được xây với kết cấu tính toán để chờ cho việc nâng tầng trong tương lai hoặc kết cấu còn tương đối vững chắc. Đồng thời, nhà chỉ thực hiện nâng từ 1 – 2 tầng.
Nhà phố trước khi xây đã được tính toán cải tạo nâng tầng sau này và được chỉ định sẵn các vị trí chờ thi công cột bổ sung.
Thực hiện
Thông thường những căn nhà đã được tính toán thiết kế nâng sàn sẽ được chia làm hai loại là nhà có vị trí thép chờ cột và nhà không bố trí thép chờ.
- Nhà có thép cột để chờ sẵn cho nâng tầng: Công tác cải tạo sẽ bao gồm đánh gỉ và nối thép, nhằm đảm bảo sự liên kết chắc chắn. Trước khi thi công sẽ tạo nhám tại vị trí chân cột, sau đó tiến hành công tác ghép cốp pha đổ cột bê tông (Có sử dụng phụ gia liên kết giữa lớp bê tông cũ và mới). Sau đó tiếp tục, ghép cốt pha sàn và làm thép sàn rồi đổ sàn bê tông nâng thêm tầng mới.
- Nhà chưa có thép cột để chờ sẵn: Công tác cải tạo sẽ bao gồm khoan cấy thép bằng keo chuyên dụng (hiện nay dùng phổ biến là keo Hilty) và phải cấy thép cột vào dầm hiện trạng theo đúng kỹ thuật. Sau đó, tiến hành các bước tiếp theo tương tự như thi công nhà đã có thép cột để chờ sẵn cho nâng tầng.
*Lưu ý: Dù đã được tính toán khả năng chịu lực cho việc nâng tầng, cải tạo sau này, nhưng theo thời gian, chất lượng của các kết cấu cũng đi xuống, làm ảnh hưởng khả năng chịu lực của cấu kiện. Vì vậy, kiểu nhà này có thể không cần gia cố nhưng phải kiểm định lại khả năng chịu lực của cấu kiện trước khi bắt đầu nâng tầng.
Nhà có thép chờ, chỉ cần đánh gỉ và nối thép, còn nếu chưa có thép chờ, bạn cần khoan cấy,nối thép và đổ bê tông
2. Nâng tầng cần gia cố cột
Áp dụng
Những căn nhà phố có tiết diện cột cũ không đủ khả năng chịu lực khi cải tạo nâng tầng, chủ nhà sẽ sử dụng phương án “Gia cố cột” để đảm bảo sự an toàn và kiên cố cho căn nhà.
Nâng tầng nhà phố có tiết diện cột cũ không đủ khả năng chịu lực bằng cách gia cố cột để đảm bảo sự an toàn và kiên cố cho căn nhà.
Thực hiện
Tùy thuộc vào từng hiện trạng và khả năng chịu lực của cột mà nhà thầu sẽ đưa ra những biện pháp gia cố riêng. Bạn có thể tham khảo 3 biện pháp gia cố cột dưới đây:
1. Mở rộng tiết diện cột (tăng tiết diện cột)
Bọc thêm cho cột một lớp áo bê tông bên ngoài nhằm khắc phục những hư hỏng và phục hồi, tăng cường khả năng chịu lực của cột.
- Khoan cấy cốt thép chịu lực bổ sung bằng keo khoan cấy chuyên dụng
- Tạo nhám bề mặt cho bề mặt cột cũ để tăng độ bám dính giữa lớp bê tông cũ và mới.
- Lắp dựng cốt thép chịu lực bổ sung, lưu ý liên kết chắc chắn với cốt thép khoan cấy đã thi công trước đó
- Lắp đặt bổ sung cốt đai theo đúng đường kính và kích thước thiết kế.
- Ghép cốp pha cột và sau đó quét phụ gia liên kết, kết nối bê tông cũ và mới này sẽ giúp cho lớp bê tông mới liên kết chặt vào lớp bê tông cũ đã đổ trước đó và hạn chế vết nứt xuất hiện
- Tiến hành thi công đổ bê tông cột để tăng tiết diện cột sẵn có, từ đó tăng khả năng chịu lực của cột để có thể chịu được tải trọng từ hệ sàn bổ sung.
*Lưu ý: Bạn cần đảm bảo đơn vị thi công đã kiểm tra khả năng chịu lực của dầm bê tông cốt thép được khoan cấy thép mở rộng. Vì lúc này phần mở rộng cột sẽ được mở rộng ở trên dầm.
Gia cố cột bằng lớp áo bê tông.
2. Gia cố cột bằng kết cấu thép
Dùng để tăng cường khả năng chịu tải cho cột hiện hữu nhưng không tăng diện tích tiết diện của cột.
- Đục bỏ vữa tô xung quanh các trụ, mài lại bề mặt những chỗ gồ ghề và vệ sinh bụi bẩn vị trí cột cần gia cố.
- Tạo khe hở giữa bề mặt bê tông và tấm thép ốp từ 10-15mm để bơm TC-1400 vào.
- Gắn thép tấm xung quanh trụ cần gia cố theo bề mặt đã định trước đó.
- Khoan lỗ Ø21 đóng tắc kê để giữ tấm thép.
- Khoan lỗ Ø14 trên tấm thép khoảng cách giữa các lỗ là 1m để bơm keo vào.
- Gắn kim bơm vào những vị trí đã khoan.
- Trám trét các khe hở bằng vật liệu TC-1401 (để đảm bảo keo không tràn ra ngoài trong lúc bơm).
- Tiến hành bơm hóa chất Epoxy TC-1400 vào bên trong khe, thông qua kim bơm đã gắn trước đó.
- Khi bơm xong cắt bỏ kim bơm và quét Epoxy TC-1400, rắc cát tạo nhám để thuận lợi cho việc tô hồ.
Gia cố cột bằng kết cấu thép.
3. Gia cố cột bê tông bằng vật liệu composite FRP
Là biện pháp gia cường bằng cách dán vật liệu composite FRP xung quanh cột, giúp tăng cường khả năng chịu tải cực hạn của cột và cải thiện độ vững chắc của cột bê tông.
- Khảo sát hiện trạng kết cấu cũ và xác định tải trọng và tuổi thọ của công trình
- Nếu có vết nứt bê tông ≥ 0,025mm phải bơm keo Epoxy
- Sơn lót bề mặt bê tông cần gia cố
- Trám trét làm phẳng bề mặt (bột trét)
- Phủ lớp keo 0,2-0,3mm
- Dán tấm CFRP.
- Sau 30 phút Phủ lớp keo 0,2-0,3mm thứ 2 bằng cọ lăn, rắc cát tạo độ nhám bám dính để tô trát vữa.
Gia cố cột bằng bằng vật liệu composite FRP.
3. Nâng tầng cần gia cố hệ móng
Áp dụng
Những căn nhà phố có hệ móng cũ không đủ khả năng chịu lực khi cải tạo nâng tầng, chủ nhà sẽ sử dụng phương án “Gia cố hệ móng” để đảm bảo sự an toàn và kiên cố cho căn nhà phố.
Bạn cần gia cố móng để đảm bảo sự an toàn và kiên cố cho căn nhà phố.
Thực hiện
Tùy vào hiện trạng và khả năng chịu lực của móng, nhà thầu sẽ đưa ra những phương án gia cố móng khác nhau. Chủ nhà có thể tham khảo 6 phương pháp gia cố móng phổ biến dưới đây:
4. Gia cố bản thân móng
Biện pháp hợp lý nhất để nâng cao cường độ bản thân của móng là dùng biện pháp phụt vữa xi măng vào khối xây của móng. Để phụt vữa xi măng vào móng thì dọc theo tường thợ thi công sẽ đảo các hố ở cạnh móng để lấy chỗ cắm ống phun vào.
Ống phun có dạng uốn cong vào được gắn chặt ở mặt ngoài móng bằng vữa xi măng. Đường kính ống phun thông thường là 25 mm. Sau khi lấp hố đào và lèn chặt đất thì phụt vữa xi măng.
Trường hợp khi phụt khó khăn thì có thể gia cố móng bằng cách làm thêm một lớp áo bằng bê tông cốt thép, hoặc có thể kết hợp cả hai phương pháp trên – vừa xi măng sẽ thấm sâu vào trong móng.
Tăng gia cố bản thân móng.
5. Biện pháp tăng diện tích đế móng
Việc làm tăng diện tích đáy móng có thể áp dụng với bất cứ loại móng nào và có thể thực hiện bằng hai cách: làm dày móng về các phía hoặc thêm một bản bê tông cốt thép dưới đáy móng.
Trong trường hợp làm dày thêm móng, để đảm bảo móng cũ và bộ phận tăng cường thêm làm việc đồng thời với nhau thì phải cấu tạo các neo liên kết hai bên hoặc đục các dầm ngang xuyên qua móng cũ. Chiều cao của phần mở rộng thêm được xác định theo tính toán khối xây chịu cắt ở chỗ tiếp xúc với móng cũ.
Khi gia cố những móng cột đứng riêng rẽ thì trong phần mở rộng phải đặt cốt thép hình khuyên bao quanh móng để tiếp thu ứng suất kéo và đặt cốt thép xiên để chống ứng suất cắt.
Tăng diện tích đế móng.
Đối với móng băng, việc mở rộng không được làm ngay một lúc trên toàn bộ chiều dài mà phải làm riêng từng đoạn nhỏ một.
Gia cố móng đơn thành móng băng.
6. Biện pháp tăng chiều sâu móng
Việc làm sâu thêm móng chỉ dùng ỡ nơi đất khô và ít ẩm. Có những trường hợp nếu thuận tiện thì người ta vừa làm sâu thêm móng vừa mở rộng đáy móng.
Việc làm sâu thêm móng phải tiến hành với từng đoạn ngắn. Chiều dài mỗi đoạn khoảng từ 1 – 3 m tùy theo kết cấu, tình trạng công trình và của móng. Khi làm sâu thêm móng không được tiến hành liên tiếp nhau mà phải làm cách quãng.
Biện pháp làm sâu thêm móng này chỉ có thể tiến hành được đối với những công trình được bảo quản tốt, khối xây có đủ cường độ, không có dấu hiện của sự biến dạng quá lớn.
7. Biện pháp dùng móng cọc
Có thể dùng cọc khoan nhồi, khoan lỗ và đổ bê tông dưới nước. Phương pháp này nếu làm tốt sẽ không ảnh hưởng gì đến độ ổn định của công trình.
Khi là móng băng thì có thể bố trí cọc ở dọc theo hai bên móng cũ. Còn với móng đơn thì tuỳ theo yêu cầu tính toán, có thể bố trí cọc ở hai phía đối diện hoặc cả bốn cạnh của móng.
Khoảng cách, các tiêu chuẩn về cọc bố trí và tính toán giống như đối với móng cọc thông thường. Toàn bộ các đầu cọc được nối với nhau bằng dầm có tác dụng như đài cọc, bên trên là các dầm ngang xuyên qua móng cũ nhằm truyền tải trọng từ móng cũ vào hệ thống móng mới.
8. Biện pháp thay móng
Để làm móng mới hoàn toàn, người ta phải cấu tạo một hệ thống kết cấu mới đỡ công trình thay cho các móng cũ. Hệ thống này có thể bao gồm các dầm ngang dọc để chống đỡ công trình. Cũng có thể thay thế bằng một hệ thống móng cọc mới nếu tính toán yêu cầu. Tuy nhiên khi sử dụng móng cọc thì tốt nhất là hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh cọc để hạn chế chấn động.
Các biện pháp thay móng cần phải tính toán đến độ lún của hệ thống móng mới, cần thiết phải gia tải trước để móng, hay cọc đạt đến tải trọng và độ lún làm việc tránh gây nứt nẻ công trình sau này.
9. Gia cố nền dưới đáy móng
Để gia cố đất nền có thể sử dụng nhiều biện pháp như đóng cọc làm chặt nền, bơm vữa xi măng, silicat hóa, phương pháp điện thấm…, các biện pháp này đã được đề cập trong chương 4 – giống như xử lý nền nhân tạo.
Việc sửa chữa và gia cường nền móng cũ là một công việc phức tạp. Người thiết kế phải đề xuất những biện pháp toàn diện, có những chỉ dẫn cụ thể cho thi công về trình tự cũng như các yêu cầu cần thiết khác về kỹ thuật, an toàn lao động… quá trình thi công và sử dụng cần có sự quan trắc để kiểm tra độ lún và những biến dạng đối với nền móng có thể xảy ra.
Áp dụng
Với những căn nhà phố có hệ móng cũ và cả tiết diện cột cũ không đủ khả năng chịu lực khi nâng tầng, chủ nhà nên sử dụng phương án “Gia cố cả cột và móng” nhằm đem lại hiệu quả chịu lực tối đa và đảm bảo sự vững chắc cho căn nhà.
Nhà phố có khả năng chịu lực yếu bạn nên gia cố cả hệ móng và tiết diện cột.
Thực hiện
Với phương án “Gia cố cả móng và cột”, chủ nhà sẽ thực hiện lần lượt, đúng thứ tự các bước sau:
- Bước 1: Gia cố móng
- Bước 2: Gia cố cột
Chủ nhà cần đảm bảo gia cố đúng thứ tự là móng trước – cột sau. Nếu không tuân theo, căn nhà phố có thể bị sụt lún, giảm khả năng chịu lực của móng,…
Bạn cần gia cố móng trước khi gia cố cột để đảm bảo sự an toàn và tránh sự cố xảy ra.
Lưu ý: Đối với hiện trạng nhà phố có móng và tiết diện cột không đủ khả năng chịu lực, chủ nhà có thể tính toán đến phương án xây thêm cột và móng để tăng khả năng chịu lực nhưng cần phải tính toán sao cho có sự liên kết giữa hệ móng – cột mới và cũ thành 1 khối thống nhất.
Bên cạnh cải tạo nâng tầng nhà, nhiều bạn cũng quan tâm đến các cải tạo khác như: cải tạo mặt tiền, cải thiện khả năng đón sáng của khu vực mở rộng hoặc của kết cấu nhà hiện tại,… Để thực hiện các việc cải tạo trên bạn hãy liên hệ Nam Thịnh Phát qua số Hotline: 0901 772 799 để được tư vấn chi tiết!
Nam Thịnh Phát là công ty thi công nhà phố, biệt thự trọn gói, sửa chữa nhà, nội thất Decor uy tín với giá thành rẻ so với thị trường.
Có thể bạn quan tâm
ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ NHÀ PHỐ 2025
Đơn giá thiết kế nhà phố và nhà ống là một điều rất quan trọng...
Dịch Vụ Xây Dựng Vũng Tàu – Xây nhà trọn gói Vũng Tàu
Xây nhà là một trong những quyết định quan trọng trong cuộc đời, vừa là...
Pickleball Là gì? Giá Thành Thi Công Sân Pickleball
Pickleball là môn thể thao thú vị và phát triển, ngày càng phổ biến tại...
Dịch Vụ Xây Nhà Trả Góp: Giải Pháp Hữu Hiệu Cho Giấc Mơ An Cư
Giới Thiệu Chung về Dịch Vụ Xây Nhà Trả Góp Khái niệm dịch vụ xây...
Giới Thiệu Nhà Phố Hiện Đại 2025 – Xu Hướng, Tính Năng và Lợi Ích
Năm 2025, xu hướng thiết kế nhà phố hiện đại đang phát triển mạnh mẽ...
Báo Giá Xây Nhà Cấp 4 Trọn Gói Năm 2025
Nam Thịnh Phát xin gửi bảng báo giá xây nhà cấp 4 trọn gói 2025....
Báo Giá Thi Công Sân Pickleball Chi Tiết 2025
Giới thiệu Pickleball, một môn thể thao kết hợp giữa tennis, badminton và ping-pong, đang...
Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Sang Trọng: Đỉnh Cao Của Sự Đẳng Cấp
BIệt thự mang lại sự quý phái, sang trọng và đẳng cấp. Hôm nay, Nam...